Xác định phong cách viết

Posted: Tháng Bảy 13, 2022 by admin

4 loại phong cách phổ biến nhất đó là:

  • Expository (phơi bày): Giải thích về thứ gì đó đang diễn ra, đang trong một quá trình với các facts và số liệu.

Các lời giải thích và thông tin không bao gồm suy nghĩ, ý kiến cá nhân của người viết. Hầu hết các sách/bài hướng dẫn dạng như sách giáo khoa đều viết theo phong cách này. Những nội dung này rất thực tế và đúng trọng tâm.

Phong cách này được sử dụng trong: sách giáo khoa, các dạng bài how-to, hướng dẫn công thức, tin tức, các thể loại viết khoa học và kỹ thuật.

  • Descriptive (mô tả): Kể và đưa vào những suy nghĩ, cảm giác của người viết (có yếu tố chủ quan).

Bạn sử dụng phong cách này khi tác giả như một người bạn của độc giả, mang tới cảm giác thân thiện, có sự rung cảm. Độc giả cảm thấy kết nối vì nó được cá nhân hóa, coi độc giả như những người bạn. Bài viết nó sẽ ở dạng tự sự kể chuyện cá nhân và rút ra các bài học.

Phong cách này được sử dụng trong: thơ văn, nhật ký, các thể loại tự do, sáng tác…

  • Narrative (tường thuật): Kể lại những gì đã xảy ra (hoàn toàn khách quan).

Đơn giản là bạn kể lại một sự kiện trong đời mà bạn đã ừng trải qua, có thể có đối thoại hoặc có nhân vật. Câu chuyện thường sẽ có mở, thân, kết tương đối rõ ràng. Mượn hình thức một câu chuyện và viết theo phong cách này mà người ta có thể kể chuyện kinh doanh, kể chuyện thành công, thất bại của mình và người đọc có thể tự rút ra bài học cho họ.

Phong cách này sử dụng nhiều trong: sáng tác tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, chép sử…

  • Persuasive (thuyết phục): Giải thích về một điều bằng lý do, luận điểm và thường kèm theo yêu cầu người đọc phải có hành động sau đó.

Viết một bài viết để đưa tới độc giả 1 ý tưởng hoặc thuyết phục họ có hành động gì đó, thì cần đi theo phong cách này. Có thể kết hợp giữa lý thuyết với các câu chuyện cá nhân.

Phong cách này được sử dụng trong: các bài báo phân tích, quảng cáo, viết thương mại, viết reviews…

Hãy nghĩ về độc giả khi quyết định phong cách mình sẽ viết trong bài viết.

Ví dụ:

  • Nếu muốn nổi bật trong lĩnh vực chuyên môn và khiến mọi người nghĩ khác đi, phong cách thuyết phục có lẽ sẽ phù hợp.
  • Nếu muốn viết về công việc, trải nghiệm của bản thân, viết dạng tường tuật sẽ phù hợp.
  • Viết dạng phơi bày, giải thích sẽ phù hợp nếu muốn dạy người khác làm điều gì đó cụ thể.
  • Nhưng nếu muốn kết nối với độc giả nhiều hơn trong quá trình “dạy” họ thì nên dùng phong cách mô tả.

Tất nhiên là chúng ta có thể kết hợp nhiều phong cách viết trong 1 bài viết và không nhất thiết phải cứng nhắc chọn 1 phong cách duy nhất do mỗi thể loại bài viết sẽ có những yêu cầu và cách khai triển khác nhau.

Quan trọng của bài này là mọi người nhận ra xu hướng viết bản năng, biết mình cần tập luyện thêm gì và thể loại nào thì nên viết theo hướng nào và tìm kiếm thêm rồi tập luyện nhé! Hướng dẫn có rất nhiều trên Google ạ!

No Comments

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *