Lựa chọn góc nhìn

Posted: Tháng Bảy 13, 2022 by admin

Chúng ta có thể có nhiều lựa chọn trong việc lựa chọn góc nhìn và cách kể câu chuyện của mình.

  • Xưng “tôi/mình”: dùng ngôi thứ nhất, kể câu chuyện của mình, đưa ra quan điểm của mình.
  • Xưng “bạn”: chuyển sang tiếng nói của ngôi thứ hai, kể câu chuyện của người khác nhưng vẫn có thể đưa ra quan điểm của mình.
  • Xưng “cậu/cô/anh/chị…ấy”: ngôi thứ ba và kể một câu chuyện cụ thể của 1 người cụ thể.
  • Vai trò “người quan sát”: đứng ngoài cuộc, không tham gia trực tiếp, có thể kể câu chuyện của nhiều người với nhiều chi tiết.
  • Vai trò “người viết tuốt”: vẫn đứng ngoài câu chuyện nhưng lại biết những gì đang diễn ra.

Rất nhiều bạn khi bắt đầu viết có chia sẻ với mình các bạn gặp nhiều khó khăn và nỗi sợ vì không dám bộc lộ quan điểm, sợ người khác đọc được cảm xúc của bản thân.

Thật ra lý do là vì các bạn chưa xác định được góc nhìn và cách tiếp cận của mình mà thôi. Đâu cần lúc nào các bạn phải xưng “tôi” để kể câu chuyện của mình? Đâu cầu lúc nào các bạn cũng phải nắm được toàn bộ câu chuyện rồi mới kể nó ra? Các bạn hoàn toàn có QUYỀN CHỌN mà. Vậy thì hãy chọn góc nhìn nào mà bạn thấy thoải mái nhất.

Giống như một người tập vẽ, chúng ta có thể thử nhiều màu sắc khác nhau và pha hòa, trộn lẫn chúng. Chỉ khi thử bạn mới biết mình thích góc nhìn nào, quan điểm nào và thích cái nào nhất.

Bạn có thể thấy mình nhanh chóng kể ra được câu chuyện khi không còn kể nó ở góc độ cá nhân và dùng ngôi thứ nhất nữa. Bạn cũng có thể thấy mình dễ dàng kể và kể tốt nhất khi mình chỉ tiếp cận nó trong vai trò một người quan sát. Bạn thấy dễ kể nhất theo cách nào thì nó sẽ là cách tốt nhất.

No Comments

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *